Sau hơn 100 năm phát triển, ngành cao su hiện đang là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với nhiều biến động từ tình hình thế giới, ngành cao su ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), những bất ổn của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên thế giới.
Do diện tích cao su tăng nhanh trong những năm 2005-2012 nên diện tích thu hoạch cao su tiếp tục tăng từ năm 2017 đến 2025 kéo theo nguồn cung ở mức cao và giá cao su tiếp tục thấp.
Đối với tình hình trong nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 8 năm (từ năm 2011 đến 2018), diện tích cao su cả nước tăng nhanh từ 801.600 ha năm 2011, lên 965.000 ha năm 2018. Theo định hướng quy hoạch cao su cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì diện tích cao su đã vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha.
Trong đó, có một số vùng trồng ngoài quy hoạch, có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn, như bão, lụt ở duyên hải miền Trung, rét đậm kéo dài, sương muối tại các vùng miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Hiện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 53,2% tổng diện tích với hơn 265.000 hộ gia đình trồng cao su. Người dân trồng và thu hoạch cao su nhỏ lẻ, thiếu liên kết, kỹ thuật, quy trình chăm sóc khó kiểm soát ở tất cả các khâu, chất lượng thiếu ổn định, tác động không tốt đối với thị trường sản xuất. Giá nguyên liệu cao su tiểu điền thường thấp hơn từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá cao su đại điền vì chất lượng kém hơn và do qua nhiều khâu trung gia thu gom. Trong điều kiện giá cao su xuống thấp, người dân bắt đầu chuyển đổi từ cây cao su sang các loại cây trồng khác xuất hiện ở những nơi thuận lợi phát triển cây trồng có lợi hơn cao su.
Cùng với đó, tỷ trọng cao su già cỗi ở vùng trồng truyền thống hiện đang ở mức cao dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm khai thác sụt giảm. Trong tình hình giá cao su xuống thấp như hiện nay, đang xảy ra cạnh tranh đất tái canh cao su với trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
AgroInfoServ xin cung cấp số liệu thống kê trong những năm gần đây của 10 tỉnh có diện tích gieo trồng cao su lớn nhất Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Diện tích gieo trồng cao su (ha)
Diện tích cao su cho sản phẩm (ha)
Năng suất mủ cao su (tạ/ha)
Sản lượng thu hoạch mủ cao su (tấn)
Việt Nam có sản lượng cao su đứng thứ 3 thế giới, tuy nhiên, có đến trên 80% cao su thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng chế biến thô. Công nghệ chế biến còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ trên 65% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam và đang trong xu hướng tăng lên.
Bản đồ tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam năm 2017
Bản quyền: AgroInfoServ
Nguồn tin: Báo Chính phủ
Dữ liệu: GSO
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.Theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), những bất ổn của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên thế giới.
Do diện tích cao su tăng nhanh trong những năm 2005-2012 nên diện tích thu hoạch cao su tiếp tục tăng từ năm 2017 đến 2025 kéo theo nguồn cung ở mức cao và giá cao su tiếp tục thấp.
Đối với tình hình trong nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 8 năm (từ năm 2011 đến 2018), diện tích cao su cả nước tăng nhanh từ 801.600 ha năm 2011, lên 965.000 ha năm 2018. Theo định hướng quy hoạch cao su cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì diện tích cao su đã vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha.
Trong đó, có một số vùng trồng ngoài quy hoạch, có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn, như bão, lụt ở duyên hải miền Trung, rét đậm kéo dài, sương muối tại các vùng miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Hiện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 53,2% tổng diện tích với hơn 265.000 hộ gia đình trồng cao su. Người dân trồng và thu hoạch cao su nhỏ lẻ, thiếu liên kết, kỹ thuật, quy trình chăm sóc khó kiểm soát ở tất cả các khâu, chất lượng thiếu ổn định, tác động không tốt đối với thị trường sản xuất. Giá nguyên liệu cao su tiểu điền thường thấp hơn từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá cao su đại điền vì chất lượng kém hơn và do qua nhiều khâu trung gia thu gom. Trong điều kiện giá cao su xuống thấp, người dân bắt đầu chuyển đổi từ cây cao su sang các loại cây trồng khác xuất hiện ở những nơi thuận lợi phát triển cây trồng có lợi hơn cao su.
Cùng với đó, tỷ trọng cao su già cỗi ở vùng trồng truyền thống hiện đang ở mức cao dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm khai thác sụt giảm. Trong tình hình giá cao su xuống thấp như hiện nay, đang xảy ra cạnh tranh đất tái canh cao su với trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
AgroInfoServ xin cung cấp số liệu thống kê trong những năm gần đây của 10 tỉnh có diện tích gieo trồng cao su lớn nhất Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Diện tích gieo trồng cao su (ha)
Tỉnh |
2005
|
2010
|
2017
|
2018
|
Bình Phước |
99,200
|
159,831
|
237,568
|
238,498
|
Bình Dương |
107,000
|
129,628
|
133,998
|
133,668
|
Tây Ninh |
46,000
|
76,213
|
100,437
|
100,638
|
Gia Lai |
58,300
|
83,268
|
100,356
|
100,311
|
Kon Tum |
19,800
|
43,847
|
74,756
|
74,460
|
Đồng Nai |
41,000
|
44,722
|
51,272
|
47,143
|
Bình Thuận |
12,500
|
32,355
|
42,700
|
42,355
|
Đắc Lắc |
22,800
|
28,712
|
38,098
|
37,841
|
Đắc Nông |
8,500
|
22,817
|
26,348
|
25,616
|
Bà Rịa - V.Tàu |
18,800
|
20,570
|
21,725
|
22,030
|
Diện tích cao su cho sản phẩm (ha)
Tỉnh |
2005
|
2010
|
2017
|
2018
|
Bình Phước |
77,500
|
97,740
|
175,333
|
189,295
|
Bình Dương |
85,300
|
104,227
|
104,877
|
104,782
|
Tây Ninh |
30,600
|
54,914
|
90,732
|
90,724
|
Gia Lai |
38,300
|
51,155
|
71,106
|
74,765
|
Kon Tum |
7,700
|
17,574
|
36,230
|
38,561
|
Đồng Nai |
36,900
|
28,236
|
30,922
|
31,540
|
Bình Thuận |
5,200
|
14,101
|
35,336
|
36,862
|
Đắc Lắc |
17,900
|
19,196
|
22,873
|
25,784
|
Đắc Nông |
2,200
|
5,279
|
18,785
|
19,348
|
Bà Rịa - V.Tàu |
17,000
|
12,413
|
11,053
|
11,768
|
Năng suất mủ cao su (tạ/ha)
Tỉnh |
2005
|
2010
|
2017
|
2018
|
Bình Phước |
14.3
|
19.8
|
18.8
|
18.8
|
Bình Dương |
15.6
|
18
|
17.8
|
18.2
|
Tây Ninh |
17.8
|
21.2
|
21.3
|
21.1
|
Gia Lai |
13.6
|
14
|
13.4
|
13.5
|
Kon Tum |
9.6
|
13.3
|
14.8
|
7.6
|
Đồng Nai |
13.4
|
15
|
14
|
14.6
|
Bình Thuận |
12.5
|
13.9
|
14.7
|
15.1
|
Đắc Lắc |
11.2
|
14.9
|
13.8
|
11.8
|
Đắc Nông |
10.9
|
15.4
|
14.5
|
13.8
|
Bà Rịa - V.Tàu |
16.4
|
15.1
|
13.7
|
14.4
|
Sản lượng thu hoạch mủ cao su (tấn)
Tỉnh |
2005
|
2010
|
2017
|
2018
|
Bình Phước |
110,600
|
193,466
|
329,172
|
355,623
|
Bình Dương |
133,200
|
187,793
|
186,945
|
190,674
|
Tây Ninh |
54,500
|
116,530
|
192,897
|
191,881
|
Gia Lai |
52,100
|
71,816
|
94,958
|
100,969
|
Kon Tum |
7,400
|
23,324
|
53,620
|
56,619
|
Đồng Nai |
49,400
|
42,380
|
43,404
|
46,027
|
Bình Thuận |
6,500
|
19,608
|
51,943
|
55,713
|
Đắc Lắc |
20,100
|
28,586
|
31,482
|
30,452
|
Đắc Nông |
2,400
|
8,118
|
27,216
|
26,724
|
Bà Rịa - V.Tàu |
27,800
|
18,754
|
15,135
|
16,910
|
Việt Nam có sản lượng cao su đứng thứ 3 thế giới, tuy nhiên, có đến trên 80% cao su thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng chế biến thô. Công nghệ chế biến còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ trên 65% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam và đang trong xu hướng tăng lên.
Bản đồ tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam năm 2017
Bản quyền: AgroInfoServ
Nguồn tin: Báo Chính phủ
Dữ liệu: GSO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét