Danh sách các sản phẩm của AgroInfoServ

Số lượng thuê bao tăng, mạng Internet Việt Nam đương đầu với Covid-19 - FREE


Người dùng mạng Internet tại Việt Nam có thể cảm nhận rất rõ tốc độ đường truyền đang chậm lại kể từ Tết nguyên đán 2020. Khi đó các công sở, cơ quan và công ty đóng cửa nghỉ tết và lượng người dùng truy cập Internet tăng lên rất nhiều.

Sau Tết nguyên đán là sự khủng hoảng về băng thông do lỗi đứt cáp quang ngầm dưới biển. Thông báo của Viettel và các hãng viễn thông cho thấy đến cuối ngày 28/2/2020, tuyến cáp quang bị đứt đã được khôi phục hoàn toàn.



Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tốc độ mạng Internet không những không được cải thiện mà còn chậm hơn trước, kể cả sau khi sự cố đứt cáp quang ngầm dưới biển đã được khôi phục.

Không khó để nhìn ra nguyên nhân của vấn đề - đó là tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều người ở nhà và làm tăng lưu lượng băng thông trên toàn bộ các tuyến. Bên cạnh yếu tố đó, sự phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội như gọi xe trực tuyến, gọi đồ ăn, ship hàng, chuyển phát, ngân hàng... đã gia tăng số lượng thuê bao sử dụng Intenet và dịch vụ truyền dữ liệu trong những năm qua. Số liệu thống kê cho từ Cục Viễn thông (VNTA) chỉ ra lượng thuê bao băng thông cố định tính đến năm 2020 tăng hơn 2 lần so với năm 2015. Các bảng số liệu và biểu đồ dưới đây có thể giúp bạn đọc của AgroInfoServ có thêm thông tin hữu ích về hoạt động viễn thông, Internet tại Việt Nam.

Tình hình phát triển thuê bao băng rộng cố định đến tháng 1/2020
Nguồn: VNTA
Năm 2020 2019 2018 2017 2016 2015
Số thuê bao truy nhập Internet qua hình thức xDSL 120,227 255,955 767,692 1,742,084 3,219,795 4,665,994
Số thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng 24,171 11,845 431,381 305,066 279,636 229,611
Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) 956,641 839,930 673,193 626,903 400,477 291,841
Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH) 14,052,239 12,043,969 9,544,892 6,661,133 3,856,389 889,990
Tổng số thuê bao băng rộng cố định 15,153,278 13,151,699 11,417,158 9,335,186 7,756,297 6,077,436



Tình hình phát triển thuê bao điện thoại di động tháng 1/2020
Nguồn: VNTA
Năm 2020 2019 2018 2017 2016 2015
Tổng số thuê bao điện thoại di động có phát sinh lưu lượng 125,505,162 131,178,327 114,094,880 125,477,117 124,860,090 132,470,208
Tổng số thuê bao điện thoại di động đang hoạt động chỉ sử dụng thoại tin nhắn 60,867,073 75,294,407 70,196,559 92,807,762 95,271,870 107,275,712
- Thuê bao trả trước 56,747,339 69,776,938 65,745,510 89,864,084 92,493,872 102,785,110
- Thuê bao trả sau 4,119,734 5,517,469 4,451,049 2,943,678 2,777,998 4,490,602
Tổng số thuê bao điện thoại di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu 64,638,089 55,883,920 43,898,321 32,669,355 29,588,220 25,194,496
- Thuê bao trả trước 58,854,021 51,488,084 40,758,496 29,594,278 26,966,717 23,373,516
- Thuê bao trả sau 5,784,068 4,395,836 3,139,825 3,075,077 2,621,503 1,820,980









Dữ liệu từ VNTA cho thấy việc đăng ký thuê bao để sử dụng tin nhắn đang ngày càng giảm xuống. Theo chiều ngược lại, các thuê bao sử dụng dữ liệu kết nối thiết bị với mạng Internet tăng lên nhanh. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong một xã hội kết nối cùng nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến.

Số lượng thê bao trả trước vẫn áp đảo thuê bao trả sau. Điều này được lý giải do sự cạnh tranh của các hãng viễn thông, nhiều chương trình khuyến mại cho thuê bao trả trước đã được tung ra nhằm thu hút lượng người dùng và chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, việc mất kiểm soát các thuê bao này cũng sẽ diễn ra, kèm theo số lượng thuê bao ảo gia tăng không phản ánh đúng thị trường viễn thông.

Bài viết sử dụng tư liệu của VNTA và hoàn toàn phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả.


*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét