Danh sách các sản phẩm của AgroInfoServ

Diễn biến đóng góp của nông nghiệp Việt Nam vào tổng sản phẩm quốc nội GDP - FREE


Theo Tài chính - Doanh nghiệp, qua 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt nam đã hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong một thời gian dài; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực; khẳng định vai trò quan trọng và trong những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp đã trở thành “trụ đỡ” cho nền kinh tế cả nước và là nền tảng cho công nghiệp dịch vụ phát triển. Mặc dù, nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về trình độ và quy mô, nhưng theo xu hướng phát triển chung của các nền kinh tế tiên tiến, khi kinh tế phát triển thì tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp sẽ thu hẹp, đóng góp của công nghiệp và dịch vụ sẽ gia tăng và đó cũng là mục tiêu của cơ cấu lại nền kinh tế cả nước.


Đối với một quốc gia đang trên đà phát triển, việc giảm tỷ trọng nông nghiệp là điều tất yếu. Quá trình này diễn ra rộng khắp trên toàn cầu. Số liệu thống kê đã cho thấy điều đó.


Tuy nhiên, điều chúng ta cần nhìn nhận nằm ở hai khía cạnh:
  • Tốc độ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp qua các năm;
  • Mức đóng góp của nông nghiệp đối với GDP toàn quốc của Việt Nam so sánh với một số quốc gia cùng châu lục.
AgroInfoServ xin cung cấp một số dữ liệu thống kê để bạn đọc cùng tham khảo và đưa ra nhận định của riêng mình.

Năm
Việt Nam
Thái Lan
Trung Quốc
Philippines
Hàn Quốc
Singapore
1985
40.17
15.81
27.93
24.58
11.68
0.92
1986
38.06
15.66
26.64
23.95
10.37
0.72
1987
40.56
15.73
26.32
24.01
9.27
0.55
1988
46.3
16.18
25.24
22.96
9.19
0.42
1989
42.07
15.08
24.61
22.69
8.51
0.36
1990
38.74
12.5
26.58
21.9
7.6
0.32
1991
40.49
12.65
24.03
20.98
6.82
0.25
1992
33.94
12.3
21.33
21.82
6.6
0.2
1993
29.87
8.03
19.31
21.6
5.9
0.17
1994
27.43
8.63
19.47
22
5.66
0.17
1995
27.18
9.08
19.6
21.63
5.34
0.14
1996
27.76
9.07
19.33
20.62
5
0.15
1997
25.77
9.07
17.9
18.87
4.52
0.13
1998
25.78
10.26
17.16
14.76
4.28
0.11
1999
25.43
8.9
16.06
15.21
4.31
0.11
2000
24.53
8.5
14.68
13.97
3.94
0.09
2001
23.24
8.58
13.98
13.2
3.69
0.08
2002
23.03
8.7
13.3
13.15
3.35
0.07
2003
22.54
9.44
12.35
12.7
3.14
0.06
2004
21.81
9.29
12.92
13.31
3.18
0.06
2005
19.3
9.2
11.64
12.66
2.84
0.06
2006
18.73
9.41
10.63
12.37
2.7
0.05
2007
18.66
9.35
10.25
12.5
2.45
0.04
2008
20.42
10.08
10.17
13.24
2.26
0.04
2009
19.17
9.79
9.64
13.08
2.35
0.04
2010
18.38
10.53
9.33
12.31
2.24
0.04
2011
19.57
11.59
9.18
12.72
2.29
0.03
2012
19.22
11.51
9.11
11.83
2.23
0.03
2013
17.96
11.32
8.94
11.25
2.13
0.03
2014
17.7
10.09
8.67
11.33
2.12
0.03
2015
17
8.88
8.42
10.26
2.09
0.03
2016
16.32
8.45
8.13
9.66
1.93
0.03
2017
15.34
8.33
7.57
9.66
1.96
0.03
2018
14.68
8.12
7.19
9.28
1.98
0.02

Chúng tôi xin lưu ý sự so sánh giữa hai quốc gia có tình tương đồng lớn là Việt Nam (xanh dương, chấm) và Thái Lan (đỏ, gạch đứt). Có thể thấy, Thái Lan là quốc gia có tổng sản phẩm nông nghiệp cao hơn Việt Nam rất nhiều nhưng tỷ trọng của ngành trong GDP quốc nội lại nhỏ hơn Việt Nam. Tuy vậy, độ dốc của đường biến thiên với Việt Nam cao hơn hẳn Thái Lan, cho thấy sự bứt phá trong phát triển kinh tế chung của quốc gia đang trở nên mạnh mẽ và đều đặn. Trong tương lai, khả năng đường biến thiên tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP quốc gia của Việt Nam cũng sẽ đi ngang như Thái Lan ở thời điểm hiện tại. Lúc đó chứng kiến sự phát triển ở mức đỉnh của ngành nông nghiệp cũng như sự đi lên các ngành kinh tế khác.

Việt Nam đã giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 40,17% năm 1985 xuống còn 14,68% năm 2018. Các quốc gia khác cũng có sự tương đồng là Philippines và Trung Quốc nhưng hai nước này ở xuất phát điểm thấp hơn. Thời điểm năm 1995, sau 10 năm đổi mới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Đây cũng là lúc tỷ trọng nông nghiệp đối với GDP chung của quốc gia dần đi vào ổn định.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét