Danh sách các sản phẩm của AgroInfoServ

Atlas chăn nuôi năm 2019


Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2019
Trong năm 2018, tỷ trọng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm chiếm tương ứng là 71,5% và 20,6% trong tổng sản lượng thịt hơi các loại (gồm thịt trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm). Năm 2019, do chịu thiệt hại nặng nề từ bệnh DTLCP, sản lượng thịt lợn giảm sâu dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm và tỷ trọng sản lượng các loại thịt hơi có sự thay đổi đáng kể so với năm 2018, năm 2019 tỷ trọng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm dự kiến chiếm tương ứng là 65,6% và 25,5% trong tổng sản lượng thịt hơi các loại. Tổng sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng trên 5 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2018. Ngoài sản lượng thị lợn giảm trên 16,8%, hầu hết các loại vật nuôi đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: thịt trâu tăng 3,1%; thịt bò tăng 4,2%; thịt gia cầm tăng 16,5%; trứng tăng 13,7%.
Tổng sản lượng các loại thực phẩm tăng 726 nghìn tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp cho thiếu hụt do bệnh DTLCP. Trong đó thịt bò tăng 8,5 nghìn tấn; thịt dê, cừu tăng 4,1 nghìn tấn; thịt gia cầm tăng 193,6 nghìn tấn; trứng tăng 90 nghìn tấn (1,6 tỷ quả); thủy sản tăng 430 nghìn tấn.
a) Chăn nuôi lợn
Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với bệnh DTLCP xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc từ tháng hai, đến tháng chín dịch đã lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm 2019 cũng giảm sâu so với năm 2018.
Tổng hợp báo cáo từ các tỉnh, thành phố, số lượng đàn lợn, chủng loại và ước sản lượng thịt lợn năm 2019 như bảng dưới đây.
Bảng 1. Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng
2018
2019
Tăng/giảm (%)
Tổng đàn (con)
28.151.948
24.932.202
– 11,5
Tổng đàn nái (con)
3.974.530
2.710.156
– 31,8
Đàn cụ kỵ, ông bà (con)
120.642
109.826
– 9,6
Sản lượng thịt xuất chuồng (1.000 tấn)
3.816,4
3.289,7
– 13,8
Tại thời điểm tháng 12/2019, tổng đàn lợn của cả nước là 24,9 triệu con, giảm 11,5%, trong đó đàn nái là trên 2,7 triệu con, giảm so với năm 2018 là 31,8%. Tại thời điểm 01/10/2018, tổng đàn nái cụ kỵ, ông bà của cả nước là 120.642 con, hiện nay (12/2019) tổng đàn nái cụ kỵ, ông bà của cả nước là 109.826 con, giảm 9,6% so với năm 2018. Với số lượng đàn nái như trên sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn cung con giống cho việc tái đàn lợn.
Sản lượng thịt lợn trong quý IV/2019 giảm nhiều do tháng 5 và 6/2019 là tháng cao điểm của bệnh DTLCP, lợn bị tiêu hủy nhiều (nhất là trong tháng 5 đã có trên 1,2 triệu con bị tiêu hủy), thay thế đàn rất ít dẫn đến nguồn cung các tháng cuối quý IV thiếu hụt cùng với diễn biến thị trường quốc tế phức tạp đã khiến giá thịt lợn tăng cao và nhanh trong những tháng cuối của Quý IV/2019. Dự kiến sản lượng thịt lợn năm 2019 đạt gần 3,3 triệu tấn giảm 13,8%.
Trong bối cảnh bệnh DTLCP diễn biến rất phức tạp nhưng rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp bổ sung chế phẩm trong thức ăn, nước uống, phun trong chuồng, độn chuồng, đảm bảo vẫn giữ được an toàn cho đàn lợn như các mô hình của tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế), Công ty Hà Long (Hưng Yên), HTX Hoàng Long (Hà Nội), Công ty Amafarm (Hưng Yên, Hải Dương), nhiều cơ sở chăn nuôi ở Bắc Giang giữ quy mô gần chục nghìn lợn thịt an toàn…
Nhiều tỉnh đã chủ động tái đàn lợn rất tốt nhơ Hà Nội đã tái đàn được 50% số đã tiêu hủy (600 ngàn con), Bắc Giang tái đàn trên 60%….
b) Chăn nuôi gia cầm
Đàn gia cầm cả nước trong cả năm 2019 nhìn chung phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Khi tình hình bệnh DTLCP diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm và trứng tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn, người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn, các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng dây chuyền chế biến, nâng công suất để đáp ứng thị trường trong nước đồng thời xuất khẩu thịt gà đi các thị trường nước ngoài. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm, sản lượng trứng gia cầm tăng cao so với năm 2018.
Bảng 2. Tổng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng và sản lượng trứng gia cầm
2018
2019
Tăng/giảm (%)
Tổng đàn (triệu con)
409,0
467,0
14,2
Sản lượng thịt gia cầm (1.000 tấn)
1.097,5
1.278,6
16,5
Sản lượng trứng gia cầm (tỷ quả)
11,6
13,2
13,7
Tổng đàn gia cầm của cả nước tại thời điểm tháng 12/2019 đạt 467 triệu con, tăng 14,2 % so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.278,6 nghìn tấn, tăng 16,5% so với năm 2018 (quý IV ước đạt 340,0 nghìn tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ); sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 13,2 tỷ quả, tăng 13,7% (quý IV ước đạt 3,5 tỷ quả, tăng 16,9% so quý IV/2018).
Nhiều tỉnh thành có đàn gia cầm tăng rất cao nhơ Bến Tre tăng gần 40%. Trà Vinh có đàn gà tăng 51%, đàn vịt tăng 42%…
c) Chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, thỏ
Đàn gia súc ăn cỏ của cả nước phát triển ổn định trong cả năm 2019.
Bảng 3. Tổng đàn trâu, bò và sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản lượng sữa
Vật nuôi
2018
2019
Tăng/giảm (%)
Tổng đàn trâu (con)
2.425.105,0
2.349.927,0
-3,1
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng (1.000 tấn)
92,1
95,1
3,2
Tổng đàn bò thịt (con)
5.508.525,0
5.640.730,0
2,4
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng (1.000 tấn)
334,5
349,2
4,4
Tổng đàn bò sữa (con)
294.382,0
321.232,0
9,1
Sản lượng sữa (1.000 tấn)
936,0
1.029,6
 10,0
Tổng đàn trâu cả nước vẫn giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao và môi trường chăn thả bị thu hẹp, đa số diện tích đất trồng lúa hiện nay đều sử dụng máy móc thay cho sức cày kéo của trâu. Tại thời điểm tháng 12/2019, tổng đàn ước giảm khoảng 3,1%; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm 2019 ước đạt 95,1 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm 2018 (trong đó, riêng quý IV ước đạt 24,5 nghìn tấn, tăng 3,5% so quý IV/2018).
Đàn bò thịt tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định, đồng thời được sự hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Nhiều mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt, kết hợp xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ rất có hiệu quả như ở Hòa Bình; chăn nuôi bò sữa phát triển tốt do nhiều tỉnh có đề án phát triển bò sữa.
Tổng đàn bò thịt tại thời điểm tháng 12/2019 là 5.942.177 tăng khoảng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4% (quý IV ước đạt 84,3 nghìn tấn, tăng 5,0% so quý IV/2018).
Tổng đàn bò sữa tại thời điểm tháng 12/2019 là 321.232 con, sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1029,6 nghìn tấn, tăng 10,0% (quý IV ước đạt 260,9 nghìn tấn, tăng 12,1% so quý IV/2018).
Tổng đàn dê, cừu, thỏ tăng trưởng mạnh năm 2019, với mức tăng trưởng trung bình là 15,45% đối với dê, cừu và 12,88% đối với thỏ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng của dê, cừu tăng gần 20% và đối với thỏ tăng 5,36%.
Diễn biến giá một số sản phẩm chăn nuôi và đánh giá cung cầu sản phẩm chăn nuôi
a) Giá một số sản phẩm chăn nuôi chính
– Thịt lợn hơi:
Giá lợn thịt 7 tháng đầu năm 2019 duy trì ở mức thấp và ít biến động so với các nước xung quanh trong khu vực; tuy nhiên từ tháng 8 đã bắt đầu hồi phục và tăng nhanh trong Quý IV/2019, đặc biệt đến giữa tháng 12 năm 2019 giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng lên mức 85.000 đ/kg và cá biệt lên đến trên 90 nghìn đồng/kg, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của bệnh DTLCP, (tháng 5 và 6 là cao điểm của dịch, đàn giảm gây thiếu hụt trong tháng 11 và tháng 12/2019), các cơ sở chăn nuôi giữ lợn có khối lượng 120-140kg mới xuất chuồng thay vì trước đây xuất chuồng 100-120kg, nguồn cung cấp thịt lợn giảm đáng kể và đặc biệt thông tin về giá thịt lợn hơi không chính xác đã đẩy giá tăng lên. Các nguồn thông tin vừa qua chủ yếu tập trung phản ánh những nơi có giá cá biệt đã vô hình dung cùng tạo hiệu ứng lan tỏa giá lợn trong nước tăng cao do thiếu trầm trọng nguồn cung và thương lái đã lợi dụng đẩy giá lên cao bất thường nhằm trục lợi.
Bảng 4. Diễn biến giá thịt lợn hơi các tháng trong năm 2019
Tháng
Việt Nam
Trung Quốc
Phía Nam
Phía Bắc
1
49.200
44.420
44.344
2
51.750
46.151
41.230
3
43.500
34.273
48.439
4
43.200
36.949
49.209
5
35.500
28.069
46.882
6
33.500
31.731
50.629
7
31.800
36.585
59.022
8
39.125
43.720
75.748
9
41.000
46.057
93.195
10
54.100
56.982
119.902
11
63.500
66.500
137.238
12
85.000
85.500
130.345
Đơn vị tính: VNĐ/kg thịt hơi
– Thịt gia cầm hơi, trứng gia cầm và một số sản phẩm khác
SP
Tháng 3
Tháng 6
Tháng 9
Tháng 12
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Gà công nghiệp lông trắng
25-26
26-27
28-29
28-32
26-32
27-35
25-30
24-29
25-29
30-35
29-34
28-33
Gà lông màu nuôi công nghiệp
35-41
35-38
29-34
45-50
46-50
42-47
39-45
36-43
37-42
43-48
40-46
39-45
Vịt thịt
38-43
40-41
38-40
43-47
41-45
47-51
33-42
38-45
37-42
38-45
37-43
36-45
Trứng gà
16-18
16-18
12-15
11-13
11-12
10-11
16-19
15.5-18,5
15-18,5
16-22
15-20
15-20
Trứng vịt
23-28
22-25
18-23
16-20
16-18
17-20
17-22
17-21
17-21
17-22
17-23
17-23
b) Đánh giá cung cầu sản phẩm chăn nuôi
Tổng đàn lợn hiện nay của cả nước là 24,9 triệu con, với đàn nái là 2,7 triệu con sẽ chủ động được nguồn cung con giống cho sản xuất. Các cơ sở chăn nuôi đã tái đàn từ tháng 7/2019 và vẫn duy trì thường xuyên công tác tăng đàn và tái đàn, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được duy trì và phát triển; tình hình kiểm soát dịch bệnh ngày càng chủ động, đảm bảo duy trì được tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ nay đến quý I/2020 là ở mức 25,0-25,5 triệu con và nguồn lợn thịt chủ yếu là ở các công ty, trang trại và hộ chăn nuôi lớn, những cơ sở này có đủ điều kiện áp dụng chăn nuôi ATSH và kiểm soát tốt dịch bệnh, các cơ sở này thường xuyên duy trì việc tăng và tái đàn, cung cấp lợn thịt cho thị trường, do đó nguồn cung thịt lợn sẽ được ổn định và ngày càng tăng lên đáp ứng tương đối đủ nhu cầu tiêu dùng.
Hiện nay, nhiều địa phương, cơ sở chăn nuôi không xảy ra dịch chủ động tăng đàn, tái đàn rất tốt như Bắc Giang, Phú Thọ, Bình Định, Đồng Nai, Hà Nội…., nhiều tỉnh chuyển đổi tăng cường các vật nuôi khác như Bắc Giang, Hòa Bình,Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bến Tre….
Một số tỉnh tổ chức dự trữ các mặt hàng thiết yếu trong đó có nguồn thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán như: TP Hà Nội bố trí nguồn kinh phí 31,2 nghìn tỷ đồng, TPHCM bố trí 102,891 tỷ đồng, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức dự trữ 20.000 tấn thịt lợn; tỉnh Phú Thọ ước tính sản lượng thịt lợn đạt 10.000 tấn so với nhu cầu của địa phương là 7.000 tấn cho 3 tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, nhiều địa phương còn e ngại và thận trọng với công tác tái đàn nên chủ trương và các biện pháp kỹ thuật mà Bộ khuyến cáo chưa được triển khai triệt để, nhất là một số tỉnh ĐBSH trọng điểm xây ra dịch và khu vực các tỉnh phía Nam, có nhiều địa phương đến thời điểm hiện nay vẫn chưa ký thông qua kế hoạch tái đàn. Đây cũng là một trong những nguyên do phát sinh thêm vấn đề thiếu hụt nguồn cung lợn thịt cho thời điểm các tháng cuối năm 2019 và Quý I năm 2020.
c) Xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi
– Về nhập khẩu thịt: Trong năm 2019, có 600 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (năm 2018 có 552 doanh nghiệp), trong đó có 150 doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn (tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2018); số lượng thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước tính đến ngày 15/12/2019 là 280.474 tấn – Theo Cục Thú y (tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2018 là 239.000 tấn), bao gồm:
+ Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn: 67.131 tấn (tăng hơn 63% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đức (24,92%), Ba Lan (17,31%), Braxin (13,82%), Canada (7,86%), Hoa Kỳ (6,68%), và một số nước khác như Italia, Bỉ, Tây Ban Nha;
+ Thịt trâu và sản phẩm thịt trâu: 45.176 tấn (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó 99,8% được nhập khẩu từ Ấn Độ;
+ Thịt bò và sản phẩm thịt bò: trên 550 ngàn trâu bò sống, gần 60 ngàn tấn thịt (có xương và không xương), chủ yếu nhập khẩu từ Úc 43%, Hoa kỳ 32%, Anh 11%, Canada 5%, Nga 3% và một tỷ lệ nhỏ từ một số nước khác.
– Về xuất khẩu: tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 638 triệu USD – Theo Tổng cục Hải quan, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cả nước xuất khẩu khoảng 11,5 ngàn tấn thịt lợn các loại, kim ngạch đạt trên 55,3 triệu USD; trên 23,3 ngàn tấn thịt gà, kim ngạch đạt gần 22,2 triệu USD; trên 30 ngàn tấn mật ong; khoảng 2 triệu con gà giống; ngoài ra còn xuất khẩu được gần 22 triệu USD thịt chế biến.
Một số định hướng cho ngành chăn nuôi 2020
– Tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2020 đạt khoảng 4%.
– Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn khoảng 64-67%, thịt gia cầm khoảng 25-27%, thịt gia súc ăn cỏ khoảng 9-11%.
– Sản lượng trứng đạt khoảng 14,5 tỷ quả trứng và sản lượng sữa đạt khoảng 1,2 triệu tấn.
– Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người đạt khoảng 57 kg thịt hơi các loại, khoảng 130-135 quả trứng, khoảng 13-15 kg sữa tươi.
– Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 50% và 40%.
– Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm tương ứng khoảng 20-25%.
Nguồn: Cục Chăn nuôi
Atlas ngành chăn nuôi năm 2019
*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét