Danh sách các sản phẩm của AgroInfoServ

Những con số biết nói về bão vào Việt Nam trong 70 năm qua - FREE


Chính xác từ năm 1945, hơn 70 năm qua, số liệu về các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền thuộc địa phận Việt Nam đã được ghi nhận khá đầy đủ bởi NOAA (Tổng cục Hải Dương và Khí quyển Hoa Kỳ). Những ghi nhận này cho phép chúng ta nhìn lại các cơn bão từ quá khứ tới hiện tại về thời điểm đổ bộ, tốc độ gió, mức độ cảnh báo, vị trí trung tâm bão, và những thông tin thú vị khác. Nhóm nghiên cứu của AgroInfoServ đã tiến hành phân tích 459 cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 70 năm qua. Những dữ liệu này được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu đường đi của bão khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 227 nghìn cơn bão trong cùng thời gian.

Đường đi của các cơn bão đổ bộ vào Biển Đông và Việt Nam trong 70 năm qua



Tiêu chí và phạm vi đánh giá được AgroInfoServ thống nhất như sau:
  • Lựa chọn những cơn bão đổ bộ vào đất liền: Đường đi của bão phải đi qua địa phận đất liền của Việt Nam. Những cơn bão chỉ đi vào vùng biển Việt Nam nhưng không vào đất liền thì không được tính.
  • Một cơn bão đi qua địa phận một tỉnh thì tỉnh đó được coi là có bão đi qua. Những tỉnh lân cận tuy chịu ảnh hưởng của bão nhưng vẫn không được tính là có bão đi qua.
Với quy ước như trên, phân tích này có thể chưa thực sự phản ánh mức độ ảnh hưởng của bão đối với các tỉnh cận kề đường đi của bão nhưng không được tính là có bão đi qua. Tuy nhiên, nhìn vào các thống kê qua nhiều năm, chúng ta có thể thấy đất nước và con người Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Dưới đây là một số tiêu chí phân tích do AgroInfoServ tiến hành:
  • Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất
  • Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất
  • Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất
  • Tháng nào bão vào nhiều nhất
  • Tốc độ gió lốc phổ biến nhất
  • Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão

Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất

Tỉnh
Số lượng
Tp. Đà Nẵng
41
Khánh Hòa
32
Quảng Ninh
30
Hà Tĩnh
24
Thanh Hóa
23
Quảng Bình
22
Bình Định
18
Nghệ An
18
Gia Lai
17
Đắk Lắk
14

Trong 70 năm qua, Tp. Đà Nẵng và Khánh Hòa có số lượng các cơn bão đi qua lớn nhất. Số liệu này chưa tính đến cường độ của bão mà chỉ phản ánh số lượng. Tính trung bình, ở hai tỉnh này, mỗi năm có 1 cơn bão trực tiếp đi qua địa phận tỉnh.

Các tỉnh có số cơn bão đi qua nhiều nhất trong 70 năm

Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất

Mức độ cảnh báo của một cơn bão được định nghĩa bởi thuật ngữ Advisory do Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoa Kỳ khởi thảo. Trong thang điểm hiện tại, mức độ cảnh báo được phân cấp từ 1-100, theo đó, bão mạnh thường có mức cảnh báo từ 45-50. 

Bão Tỉnh
Cảnh báo
Năm
WAYNE Nghệ An
85
1986
WAYNE Thanh Hóa
84
1986
PARMA Tp. Hải Phòng
68
2009
ANGELA Tp. Đà Nẵng
66
1995
CARY Nghệ An
64
1987
CARY Hà Tĩnh
63
1987
KORYN Tuyên Quang
63
1993
KORYN Bắc Giang
62
1993
SARAH Gia Lai
59
1979
SARAH Phú Yên
58
1979
CARY Tp. Đà Nẵng
58
1987
ANGELA Kiên Giang
57
1992
COLLEEN Kon Tum
55
1992
COLLEEN Bình Định
54
1992
ED Nghệ An
54
1990
TERESA Đồng Nai
53
1994
SHARON Ninh Thuận
53
1991
04W Quảng Nam
53
1994
TERESA Bà Rịa-Vũng Tàu
52
1994
ED Hà Tĩnh
52
1990
THELMA Bà Rịa-Vũng Tàu
51
1991
IDA Hà Giang
51
1954
MAURY Khánh Hòa
51
1987
ANGELA Quảng Bình
51
1989
ED Quảng Bình
51
1990
IDA Bắc Cạn
50
1954
NANCY Hà Tĩnh
50
1954
MIKE Quảng Ninh
50
1990

Mức độ cảnh báo trong bảng trên thể hiện giá trị trung bình của tất cả các cơn bão đi qua địa phận tỉnh trong 70 năm. Có thể thấy, ba tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An luôn phải hứng chịu những cơn bão có mức độ cảnh báo rất cao.

Mức độ cảnh báo trung bình 70 năm của các tỉnh xếp đầu bảng
Trong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các thông tin về mức độ cảnh báo bão sẽ giúp các nhà hoạch định lựa chọn chính xác các nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương hơn, đặc biệt khả năng chống chịu gió mạnh và mưa lớn.

Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất

Số lượng các cơn bão chưa hẳn đã phản ánh mức độ tàn phá của thiên tai nhưng phần nào cũng cho thấy mức độ khốc liệt mà người dân nơi bão đi qua phải hứng chịu. Đối với các cơn bão nhiệt đới, mưa lớn kèm theo gió lốc luôn là các sản phẩm đi kèm của chúng. Vì vậy, khi một quốc gia phải hứng chịu số lượng bão nhiều thì cũng đồng nghĩa với năm đó thiên tai gây ảnh hưởng nặng không nhỏ.

Dưới đây là danh sách tốp 10 các năm có số lượng bão lớn nhất trong 70 năm qua.

Năm
Số trận bão
1973
23
1972
18
1990
18
1964
15
2018
15
1952
14
1983
14
1994
14
1995
14
1974
13

Đây là con số thống kê trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua các năm. Có thể thấy, 1973 là năm "đỉnh" của số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Cho dù cường độ của chúng có thể không mạnh bằng những cơn bão năm 1989 hay 1994, chúng ta cũng có thể thấy kỷ lục này còn lâu mới có thể bị phá vỡ.

Tốp 10 các năm có số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất

Tháng nào bão vào nhiều nhất

Người dân Việt Nam hầu như ai cũng biết mùa mưa bão bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên, để có cái nhìn rõ hơn bằng con số thống kê, chúng ta hãy tham khảo bảng số liệu dưới đây.

Tháng
Số trận bão
1
4
3
4
4
4
5
9
6
28
7
50
8
66
9
94
10
97
11
82
12
21

Trong 70 năm qua, các tháng 9 và 10 dương lịch là hai tháng "vô địch" về số lượng các cơn bão đổ bộ vào đất liền thuộc địa phận Việt Nam.

Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam phân bố theo tháng trong 70 năm qua

Tốc độ gió lốc phổ biến nhất

Dẫu số lượng các cơn bão có nhiều nhưng tốc độ gió lốc mới là một trong những yếu tố xác định mức độ tàn phá của chúng. Tốc độ gió lốc được đo bằng đơn vị mét/giây (m/s) tại nhiều thời điểm dọc theo đường đi của các cơn bão. Theo thống kê của AgroInfoServ, tốc độ gió lốc phổ biến nhất trong vòng 70 năm qua ghi nhận từ số liệu của 618 cơn bão là 30 (m/s), kế tiếp là 25 (m/s) và 35 (m/s). Có thể thấy, tốc độ gió lốc trong các cơn bão vào Việt Nam dao động ở mức 25-40 (m/s) là phổ biến nhất.

Tốc độ (m/s)
Số cơn bão
85
2
95
2
80
4
100
4
10
5
75
7
70
9
90
10
65
20
60
24
55
27
15
28
50
35
45
48
20
60
40
61
35
82
25
84
30
106

Thống kê tốc độ gió giật phổ biến nhất trong 70 năm qua

Theo thang sức gió Beaufort (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_s%E1%BB%A9c_gi%C3%B3_Beaufort), tốc độ gió lốc phổ biến trong các cơn bão vào Việt Nam từ cấp 6 đến cấp 9.

Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão

Đệ nhất bão với mức độ cảnh báo cao nhất thuộc về cái tên "Wayne" xuất hiện năm 1986 đổ bộ vào hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An trong tháng 9. Đây có thể được gọi là "siêu bão" như thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay.

Tên
Mức độ cảnh báo
Năm
Tháng
Tỉnh
WAYNE
85
1986
9
Nghệ An
WAYNE
84
1986
9
Thanh Hóa
PARMA
68
2009
10
Tp. Hải Phòng
ANGELA
66
1995
11
Tp. Đà Nẵng
CARY
64
1987
8
Nghệ An
CARY
63
1987
8
Hà Tĩnh
KORYN
63
1993
6
Tuyên Quang
KORYN
62
1993
6
Bắc Giang
SARAH
59
1979
10
Gia Lai
CARY
58
1987
8
Tp. Đà Nẵng
SARAH
58
1979
10
Phú Yên
ANGELA
57
1992
10
Kiên Giang
COLLEEN
55
1992
10
Kon Tum
COLLEEN
54
1992
10
Bình Định
ED
54
1990
9
Nghệ An
04W
53
1994
5
Quảng Nam
SHARON
53
1991
3
Ninh Thuận
TERESA
53
1994
10
Đồng Nai
ED
52
1990
9
Hà Tĩnh
TERESA
52
1994
10
Bà Rịa-Vũng Tàu


Cường độ gió giật qua các năm

Nếu lấy tốc độ gió giật trung bình của tất cả các cơn bão trong năm so sánh với nhau, một phát hiện nhỏ cho thấy tốc độ gió giật có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong chu kỳ từ năm 1945 đến hiện tại. Quy luật này chưa hẳn đã đúng trong tương lai nhưng những con số không biết nói dối.

Năm
Tốc độ (m/s)
1945
35
1946
38
1947
37
1948
30
1950
30
1951
53
1952
38
1953
50
1954
50
1955
32
1956
49
1957
55
1959
45
1960
45
1962
43
1963
36
1964
42
1965
32
1966
40
1967
38
1968
39
1969
49
1970
35
1971
49
1972
79
1973
27
1974
25
1975
31
1976
18
1977
30
1978
33
1979
25
1980
28
1981
36
1982
49
1983
41
1984
32
1985
40
1986
37
1987
39
1988
43
1989
41
1990
38
1991
35
1992
35
1993
47
1994
25
1995
38
1996
45
1997
52
1998
37
1999
35
2000
38
2001
47
2003
58
2004
54
2005
37
2006
63
2007
38
2008
31
2009
57
2010
45
2011
48
2012
59
2013
57
2014
60
2015
32
2016
36
2017
50
2018
27

Đường xu hướng (trend) trên dãy số liệu 70 năm đã cho thấy nhận định trên có cơ sở. Tuy các biến thiên vẫn còn khá trồi sụt, thiếu độ ổn định nhưng xu thế chung vẫn là đi lên. 

Xu hướng tăng dần của tốc độ gió giật trung bình các cơn bão trong năm

Trên tinh thần cung cấp các số liệu phân tích một cách khách quan, AgroInfoServ sẽ không đưa ra các bình luận về những cơn bão này cũng như mức độ gây thiệt hại của chúng. Nhóm chỉ sử dụng những số liệu có độ tin cậy cao và phương pháp phân tích thống kê đã được công nhận. Dữ liệu phân tích bao gồm bảng số liệu và bản đồ (GIS) của 227 nghìn cơn bão trên toàn vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi chồng ghép với bản đồ ranh giới Việt Nam, chúng tôi chọn ra 459 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền để tiến hành phân tích.

Để được cung cấp các dữ liệu gốc, xin liên hệ Admin của AgroInfoServ qua email.







0 nhận xét:

Đăng nhận xét