Danh sách các sản phẩm của AgroInfoServ

Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam - FREE


Sau hơn 100 năm phát triển, ngành cao su hiện đang là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với nhiều biến động từ tình hình thế giới, ngành cao su ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.


Theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), những bất ổn của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên thế giới.

Do diện tích cao su tăng nhanh trong những năm 2005-2012 nên diện tích thu hoạch cao su tiếp tục tăng từ năm 2017 đến 2025 kéo theo nguồn cung ở mức cao và giá cao su tiếp tục thấp.

Đối với tình hình trong nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 8 năm (từ năm 2011 đến 2018), diện tích cao su cả nước tăng nhanh từ 801.600 ha năm 2011, lên 965.000 ha năm 2018. Theo định hướng quy hoạch cao su cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì diện tích cao su đã vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha.

Trong đó, có một số vùng trồng ngoài quy hoạch, có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn, như bão, lụt ở duyên hải miền Trung, rét đậm kéo dài, sương muối tại các vùng miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất.

Hiện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 53,2% tổng diện tích với hơn 265.000 hộ gia đình trồng cao su. Người dân trồng và thu hoạch cao su nhỏ lẻ, thiếu liên kết, kỹ thuật, quy trình chăm sóc khó kiểm soát ở tất cả các khâu, chất lượng thiếu ổn định, tác động không tốt đối với thị trường sản xuất. Giá nguyên liệu cao su tiểu điền thường thấp hơn từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá cao su đại điền vì chất lượng kém hơn và do qua nhiều khâu trung gia thu gom. Trong điều kiện giá cao su xuống thấp, người dân bắt đầu chuyển đổi từ cây cao su sang các loại cây trồng khác xuất hiện ở những nơi thuận lợi phát triển cây trồng có lợi hơn cao su.

Cùng với đó, tỷ trọng cao su già cỗi ở vùng trồng truyền thống hiện đang ở mức cao dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm khai thác sụt giảm. Trong tình hình giá cao su xuống thấp như hiện nay, đang xảy ra cạnh tranh đất tái canh cao su với trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

AgroInfoServ xin cung cấp số liệu thống kê trong những năm gần đây của 10 tỉnh có diện tích gieo trồng cao su lớn nhất Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.

Diện tích gieo trồng cao su (ha)

Tỉnh
2005
2010
2017
2018
Bình Phước
99,200
159,831
237,568
238,498
Bình Dương
107,000
129,628
133,998
133,668
Tây Ninh
46,000
76,213
100,437
100,638
Gia Lai
58,300
83,268
100,356
100,311
Kon Tum
19,800
43,847
74,756
74,460
Đồng Nai
41,000
44,722
51,272
47,143
Bình Thuận
12,500
32,355
42,700
42,355
Đắc Lắc
22,800
28,712
38,098
37,841
Đắc Nông
8,500
22,817
26,348
25,616
Bà Rịa - V.Tàu
18,800
20,570
21,725
22,030



Diện tích cao su cho sản phẩm (ha)

Tỉnh
2005
2010
2017
2018
Bình Phước
77,500
97,740
175,333
189,295
Bình Dương
85,300
104,227
104,877
104,782
Tây Ninh
30,600
54,914
90,732
90,724
Gia Lai
38,300
51,155
71,106
74,765
Kon Tum
7,700
17,574
36,230
38,561
Đồng Nai
36,900
28,236
30,922
31,540
Bình Thuận
5,200
14,101
35,336
36,862
Đắc Lắc
17,900
19,196
22,873
25,784
Đắc Nông
2,200
5,279
18,785
19,348
Bà Rịa - V.Tàu
17,000
12,413
11,053
11,768



Năng suất mủ cao su (tạ/ha)

Tỉnh
2005
2010
2017
2018
Bình Phước
14.3
19.8
18.8
18.8
Bình Dương
15.6
18
17.8
18.2
Tây Ninh
17.8
21.2
21.3
21.1
Gia Lai
13.6
14
13.4
13.5
Kon Tum
9.6
13.3
14.8
7.6
Đồng Nai
13.4
15
14
14.6
Bình Thuận
12.5
13.9
14.7
15.1
Đắc Lắc
11.2
14.9
13.8
11.8
Đắc Nông
10.9
15.4
14.5
13.8
Bà Rịa - V.Tàu
16.4
15.1
13.7
14.4



Sản lượng thu hoạch mủ cao su (tấn)

Tỉnh
2005
2010
2017
2018
Bình Phước
110,600
193,466
329,172
355,623
Bình Dương
133,200
187,793
186,945
190,674
Tây Ninh
54,500
116,530
192,897
191,881
Gia Lai
52,100
71,816
94,958
100,969
Kon Tum
7,400
23,324
53,620
56,619
Đồng Nai
49,400
42,380
43,404
46,027
Bình Thuận
6,500
19,608
51,943
55,713
Đắc Lắc
20,100
28,586
31,482
30,452
Đắc Nông
2,400
8,118
27,216
26,724
Bà Rịa - V.Tàu
27,800
18,754
15,135
16,910


Việt Nam có sản lượng cao su đứng thứ 3 thế giới, tuy nhiên, có đến trên 80% cao su thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng chế biến thô. Công nghệ chế biến còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ trên 65% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam và đang trong xu hướng tăng lên.

Bản đồ tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam năm 2017
Bản quyền: AgroInfoServ



Nguồn tin: Báo Chính phủ
Dữ liệu: GSO

*Để có thông tin chi tiết và cập nhật nhất, xin liên hệ admin của AgroInfoServ.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét